Hãy kể tên một vài tác giả và tác phẩm được coi là sự chuyển giao giữa văn học Việt Nam trung đại và hiện đại

Văn học Việt Nam có sự chuyển giao mạnh nhất là vào những năm 1900 – 1930, có thể kể ra một vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu như:

– Các tác phẩm của nhưng nhà Nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Tinh.

– Các tác giả Nam bộ như Trần Thiên Trung (Hoàng Tố Anh hàm oan), Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kì duyên), Tân Dân Tử (Giọt máu chung tình), đặc biệt là Hồ Biểu Chánh , đều bị chi phối bởi khuynh hướng đạo lí.

– Kịch là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất mới, có giá trị văn học, chỉ xuất hiện từ khi có sự du nhập của nền văn hóa phương Tây. Một số tác giả tiêu biểu thời này như Vũ Đình Long, Nam Xương đã dùng thể loại hoàn toàn mới mẻ này để phản ánh hiện thực xã hội đương thời.

READ:  Cơ cấu các thành tố văn hóa của văn hóa Việt Nam?

– Sự kết hợp hai yếu tố cũ và mới trong cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật là hiện tượng phổ biến nhất trong văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX. “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách là một tác phẩm tiêu biểu mang nhiều yếu tố pha tạp hai giá trị truyền thống và hiện đại.

– Nhìn chung, văn học giai đoạn này còn rất nhiều tác phẩm, tác giả có sự kết hợp như trên, tạo nên những giá trị văn học có tính chất trung gian giữa truyền thống và hiện đại. Truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, thơ văn Tản Đà, Trần Tuấn Khải… Người viết chỉ nêu một số trường hợp tiêu biểu để chứng mình văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX là dấu nối giữa hai nền văn học cũ và mới. Dấu nối đó được tạo nên bằng sự lắp ghép, pha tạp các yếu tố cũ và mới trong nghệ thuật lẫn nội dung.