Nội dung cơ bản và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965-1975?

1 – Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ những vấn đề sau:

– Sự chuyển biến của tình hình, miền Bắc không còn ở trong thời kỳ xây dựng hoà bình nữa, mà đã bắt đầu ở vào thời chiến

– So sánh lực lượng giữa ta và địch. Nhấn mạnh những thuận lợi của ta và thất bại nghiêm trọng của Mỹ, cho nên ta nhất định sẽ thắng, Mỹ nhất định sẽ thất bại hoàn toàn.

– Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước và cả nước đều phải tham gia đánh giặc. Cần phải xác định rõ “Miền Bắc dù có bị ném bom bắn phá đến đâu cũng phải vì giải phóng miền Nam mà không chút nao núng, nâng cao chí khí căm thù và quyết tâm thắng địch”(3). Phải đẩy mạnh phong trào “ba sẵn sàng” với nội dung và yêu cầu mới. Cần phải xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương của thời chiến.

2 – Phải ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và tin tưởng, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu và công tác ở bất cứ nơi nào theo tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc; tư tưởng sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống Mỹ với tinh thần tự lực cánh sinh cao; chống tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch quá cao, hoặc chủ quan khinh địch; tư tưởng hoang mang, dao động, cầu an; tư tưởng muốn đàm phán khi chưa có điều kiện có lợi, muốn kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngoài và không tin vào sức mình.

Như vậy, “chuyển hướng tư tưởng” ở đây có thể hiểu một cách ngắn gọn là: chuyển từ nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời bình sang nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời chiến, trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là đế quốc Mỹ dù có mạnh đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng; miền Bắc dù có bị bắn phá đến đâu cũng phải quyết tâm cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cốt lõi của vấn đề chuyển hướng tư tưởng là làm cho nhân dân miền Bắc thấy rõ tình hình mới của đất nước, từ đó có sự đồng thuận tuyệt đối với Đảng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào.

READ:  Nêu đặc điểm, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa?

Chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” của Hội nghị Trung ương 11 được tiếp tục khẳng định và bổ sung ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965). Và Hội nghị xác định nhiệm vụ của công tác tư tưởng là:

– Giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ nhiệm vụ lịch sử vô cùng vẻ vang của nhân dân ta là chiến đấu chống một kẻ thù mạnh nhất và nguy hiểm nhất của loài người là đế quốc Mỹ, làm cho mọi người tin tưởng vững chắc rằng với đường lối đúng đắn của Đảng, với tinh thần dũng cảm chiến đấu của quân và dân ta, chúng ta có thể đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của đế quốc Mỹ.

– Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho nhân dân, nhất là cho bộ đội và thế hệ thanh niên, làm cho mọi người sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, chiến đấu anh dũng với bất cứ kẻ thù nào, đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch.

– Làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta ở miền Bắc là phải tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam, phục vụ không điều kiện cho tiền tuyến miền Nam và hết sức giúp đỡ cách mạng Lào, làm cho mọi người hăng hái dốc sức ra làm tròn bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng và chính phủ giao phó.

Như vậy, chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” ở miền Bắc được Đảng ta xác định từ Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và tiếp tục được khẳng định, bổ sung, cụ thể hoá ở Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12-1965) cùng các chỉ thị, nghị quyết sau đó của Trung ương về công tác tư tưởng. Nội dung cơ bản của chủ trương là chuyển hướng công tác tư tưởng của Đảng theo hướng: Làm cho toàn thể nhân dân miền Bắc hiểu rõ tình hình miền Bắc không còn ở trong thời bình nữa mà đã chuyển sang thời chiến; nhiệm vụ thiêng liêng nhất của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta lúc này là nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trong bất kể tình huống nào. Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất được Trung ương nhấn mạnh nhiều lần, đó là công tác tuyên truyền của Đảng phải tập trung khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân; giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư tưởng quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dù phải hy sinh, gian khổ đến mấy.

READ:  Hãy làm rõ quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?

Đó là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng ở miền Bắc thời gian này. Từ chủ trương này, những vấn đề căn bản nhất của công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền, cổ động nói riêng được xác định kịp thời và chính xác. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, cổ động chính trị của Đảng ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, rầm rộ và liên tục trong suốt những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần to lớn vào việc động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu và sản xuất của nhân dân miền Bắc, biến sức mạnh tinh thần đó thành sức mạnh vật chất vượt qua mọi gian nan, thử thách, giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ. Chuyển hướng tư tưởng của Đảng ở miền Bắc những năm 65-75 là một bài học vô cùng quý giá, thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc và vận dụng trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.