Pháp luật quy định như thế nào về Quản lý nhà nước về thi hành án hành chính?

Điều 246 Luật Tố tụng hành chính quy định về quản lý nhà nước về thi hành án hành chính, cụ thể là:

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính.

– Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính;

+ Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính;

READ:  Khi mua hàng hóa, dịch vụ mà nhận thấy hàng hóa, dịch vụ đó không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác không đúng như tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường không? Trong lĩnh vực giá, người tiêu dùng có những quyền nào?

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính;

+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính;

+ Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án hành chính;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính.

– Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này và theo quy định của Chính phủ.