Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn lịch sử lớp 7 thi cuối năm

Các câu hỏi chương trình học môn lịch sử lớp 7 giúp học sinh nắm lại kiến thức cơ bản, kiểm tra lại kiến thức từng bài. Thông qua các câu hỏi các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng thống kê về tình hình kinh tế, xã hội các thế kỷ XV – XIX. Và cũng như tự hào về các anh hùng dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước.

[toc]

Câu 1: Em hãy nêu nhận xét về chính quyền phong kiến thời Lê Sơ?

Chính quyền phong kiến nhà Lê Sơ được xây dựng đầy đủ dần và đến thời Lê Thánh Tông thì chính quyền từ trung ương đến địa phương tổ chức lại hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất.

Câu 2: Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào? Nêu nội dung cơ bản của bộ luật đó?

– Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ Quốc triều hình luật, còn gọi là luật Hồng Đức.

– Nội dunh chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại và giai cấp thống trị.

– Bộ luật cũng có một số điều bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và khuyến khích phát triển kinh tế.

Câu 3: Em hãy nêu một số biểu hiện về sự phát triển của công thương nghiệp thời Lê Sơ.

– Thủ công nghiệp nhà nước và nhân dân đều phát triển.

– Nhiều làng, phường thủ công ra đời.

– Thăng Long là đô thị phồn vinh, buôn bán tấp nập, tập chung nhiều ngành nghề thủ công nhất, có tới 36 phường.

Câu 4: Nêu những thành tựu cơ bản về các lĩnh vực: Văn học, sử học, địa lí, y học, toán học, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật kiến trúc dưới thời Lê Sơ.

a. Văn học:

– Văn học chữ Hán được duy trì tiếp tục chiếm ưu thế..

– Văn học chữ nôm chiếm vị trí quan trọng.

– Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc..

b. Khoa học:

+ Sử hoc: có tác phẩm Đại việt sử kí toàn thư, Đại việt sử kí.

+ Địa lý học có tác phẩm: dư địa chí,Hồng Đức bản đồ.

+ Y học có tác phẩm: Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học có tác phẩm: lập thành toán pháp.

c. Nghệ thuật:

– Nghệ thuật sân kháu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng đều phát triển.…

– Nghệ thuật điêu khắc có phong cách đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện.

Câu 5: Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ đã làm gì?

– Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.

– Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, còn lại 10 vạn lính luân phiên nhau về quê sản xuất.

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ.

+ Đặt ra một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp.

+ Thực hiện phép quân điền.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á

+ Cấm giết trâu,bò và bắt dân đi phu trong mùa cấy gặt.

Câu 6: Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ?

-Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỉ XVIII, cuộc của người dân ngày càng cơ cực. Nổi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao.

– Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo:”lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Câu 7: Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm- Xoài Mút làm trận địa quyết chiến chống quân xâm lược Xiêm?

Tại vì đoạn sông từ Rạch Gầm- Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km có chổ gần 2km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

Câu 8: Quá trình hoạt động của Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ nhất( 1876).

– 6/ 1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

– Với khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh, Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh bị sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê, rồi trở vào nam.

Câu 9: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.

a. Nguyên nhân:

– Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến:

– Giữa năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm tiến vào miền Tây Gia Định và gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.

– 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền (từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa).

– 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.Quân ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình của địch. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

c. Ý nghĩa :

– Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

– Đập tan âm mưu xâm lược

Câu 10: Hãy mô tả cách đánh của quân Tây Sơn đại phá quân xâm lược nhà Thanh năm 1789.

– Trước tình thế đó tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân.

– Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo.

+ Đạo chủ lực do QT chỉ huy tiến thẳng Thăng Long.

+ Đạo thứ 2 và 3 đánh vào Tây nam Thăng Long.

+ Đạo thứ 4 tiến ra phía Hải Dương.

+ Đạo thứ 5 tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 29: ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ CHƯƠNG VI

– Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt quân đich ở đồn tiền tiêu.

– Sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Trong thời gian đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ

Nghị cùng một số võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

– Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vàoThăng Long.

Câu 11: Tại sao nói, vào cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao?

– văn học viết bằng chữ Nôm phát triển rực rỡ và phát triển hơn Văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng.

– Xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, tiêu biểu như truyện kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát…

Câu 12: Hãy kể tên một số công trình khoa học- kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XIX .

* Khoa học:

– Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên,triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, tác giả Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú

– Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức

– Y học: có Lê Hữu Trác, biệt hiệu Hải Thượng Lãng Ông (1720-1791).Ông nghiên cứu các loại cây thuốc quý của VN, thu thập các bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân rồi viết thành sách.

* Kỹ thuật.

– Từ thế kỉ XVIII, một kĩ thật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta.Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú đã học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí của Hà Lan.

– Thợ thủ công nhà Nguyễn,chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thử nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

Câu 13: Nghệ thuật nước ta cuối XVIII đầu thế kỉ XIX đạt được những thành tựu gì?

– Văn nghệ dân gian phát triển, phong phú.

– Nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, quan họ lý, hát dặm ở miền xuôi, hát lượn hát xoan ở miền núi.

– Tranh dân gian mang đậm tính dân tộc, nổi tiến nhất là dòng tranh Đông Hồ: đấu vật, chăn trâu thổi sáo,

– Kiến trúc: Chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh).

– Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa.

Câu 14: Những thành tựu khoa học kĩ thuật phản ánh điều gì?

– Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật mới của các nước Phương Tây.

– Nó chứng tỏ nhân dân ta có khả năng vươn mạnh lên phía trước, vượt qua được tình trạng lạc hậu nghèo nàn.