Trình bày đặc điểm của Phật giáo Việt Nam và vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay?

Phật giáo đã bén rễ sâu vào truyền thống tín ngưỡng và văn hóa dân gian của quần chúng, khẳng định sự hiện diện qua hàng ngàn ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước. Với người dân Việt, giáo lý phật giáo đã thấm sâu vào triết lí sống, ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, nơi an cư của tâm hồn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa truyền thống đã có lịch sử từ lâu

Kết quả hình ảnh cho Phật giáo Việt Nam

Phật giáo là một trong ba luồng tư tưởng nổi bật của tư tưởng và tôn giáo thời Đại Việt và cho đến ngày nay. Vào những thế kỉ đầu thời kì Đại Việt, phật giáo phát triển rất nhanh và đạt tối cực thịnh vào thời Lý – Trần và được xem là quốc giáo với những đặc điềm nổi bật như sau:

Tính nhập thế: Giáo lý của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh, luôn đồng hành với cuộc sống chúng sinh bằng những việc làm thiết thực, tham gia các hoạt động XH: nhà chùa mở trường dạy học, tham gai đào tạo tri thức, nhiều nhà sư đồng thời nhà sư đồng thời là thầy thuốc chữa bệnh cho dân. Giáo lý Phật giáo được người Việt cụ thể hóa trong các mối liên hệ đời thường.

READ:  Cấu trúc của văn hóa bao gồm những yếu tố nào?

Tính tổng hợp là một trong những đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, chi phối đến thái độ ứng xử với Phật giáo làm nền sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam:

  • Dung hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa: dung hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, với tín ngưỡng thờ Mẫu giữa việc thờ Phật với thờ các vị thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng, Thổ địa…
  • Dung hợp giữa các tong phái Phật giáo.
  • Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như nho giáo, đạo giáo và bổ sung cho nhau để cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt đẹp cho con người.

Với tất cả những đặc điểm trên, Phật giáo đã bén rễ sâu vào truyền thống tín ngưỡng và văn hóa dân gian của quần chúng, khẳng định sự hiện diện qua hàng ngàn ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước. Với người dân Việt, giáo lý phật giáo đã thấm sâu vào triết lí sống, ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, nơi an cư của tâm hồn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa truyền thống đã có lịch sử từ lâu. “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống ngàn năm của tổ tiên”.

READ:  Môn học Đấu thầu quốc tế học gì?

Và đến ngày nay, trong số các tôn giáo có mặt ở Việt Nam, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất. Theo viện nghiên cứu tôn giáo thì hiện nay Việt Nam có khoảng 7 đến 8 triệu tín đồ Phật giáo, chiếm đến 10% dân số. Hiện nay, số lượng người đi chùa ngày càng đông, có niềm tin vào thuyết nhân quả, luân hồi. Ăn chay vào các ngày rằm, mồng một, có treo ảnh phật và bàn thờ Phật trong nhà. Qua đó ta thấy được vai trò của Phật giáo trong đời sống văn áo tinh thần của người Việt từ xưa đến nay.