Trình bày phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX và Quốc tế thứ hai

Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.

+ Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước diễn ra liên tục, nhất là ở Anh, Pháp và Mĩ.

+ Ở Mĩ, ngày 1 – 5 – 1886, gần 40 vạn công nhân Si-ca-gô xuống đường biểu tình đòi ngày làm việc 8 giờ đã được giới chủ chấp thuận cho 5 vạn người. Về sau, ngày 1 – 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế Lao động.

+ Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước như Đảng Xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp,…

READ:  Trình bày những chuyển biến lớn và những đặc điểm nổi bật của các nước Đức trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Quốc tế thứ hai (1899 – 1914).

+ Ngày 14 – 7 – 1889, nhân kỉ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu của công nhân của 22 nước họp ở Pa-ri đã tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

+ Đại hội đã thông qua những quyết định quan trọng: sự cần thiết phải thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân ở mỗi nước; đấu tranh giành chính quyền; đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1 – 5 hằng năm là ngày Quốc tế Lao động.

+ Quốc tế thứ hai hoạt động trải qua hai thời kì (từ năm 1889 đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1914), đã có nhiều đóng góp cho phong trào công nhân thế giới, làm chậm lại quá trình chiến tranh đế quốc của các nước,… Ăng-ghen được coi là “linh hồn của Quốc tế thứ hai”.

READ:  Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân ? - Lịch Sử lớp 8

+ Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai đã bị phân hóa, trừ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga vẫn tiếp tục hoạt động tích cực, gắn với lãnh tụ Lê-nin.