Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá có các quyền và nghĩa vụ nào?

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật giá. Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá có các quyền sau đây:

– Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;

– Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;

– Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;

– Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;

– Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

READ:  Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ nào?

Doanh nghiệp thẩm định giá có các nghĩa vụ cụ thể là:

– Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật giá và Luật doanh nghiệp;

– Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;

– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;

– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;

– Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;

READ:  Xin hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động?

– Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;

– Thực hiện chế độ báo cáo;

– Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.