Giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ với Việt Nam

Khác với Trung Hoa, Ấn Độ không có đường biên giới chung với VN.Do đó Ấn Độ không có con đường tiếp xúc trực tiếp với văn hóa VN tuy nhiên sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới VN không hề nhỏ.Sự tiếp xúc này diễn ra theo nhiều con đường, chủ yếu bình và trải rộng trên ba nền văn hóa chính của VN:văn hóa Việt pở Bắc Bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, văn hóa Chăm pa ở Trung Bộ.

Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn, của khu vực phương đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiền bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức..

Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn độ diễn ra bằng con đường hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn độ đến việt nam với mục đích thương mại, truyền bá văn hóa tôn giáo vì vậy, giao lưu tiếp biên với văn hóa Ấn Độ mang những dấu ấn, đặc điểm khác với giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Tronng lịch sử, cư dân của các vùng văn hóa trên mảnh đất này đã tiếp nhận văn hóa ấn độ và tạo cho mình những sắc thái văn hóa riêng..

Giao lưu vơi văn hóa ấn độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau, thì nội dung giao lưu cũng khác nhau..

ở thiên niên kỹ đầu công nguyên trên lãnh thổ việt nam hiện nay có ba nền văn hóa: văn hóa cùng châu thổ bắc bộ, văn hóa chăm pa và văn hóa óc eo. ảnh hưởng của văn hóa ấn độ khá toán diện. Trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa các đạo sĩ bà la môn đến từ ấn độ đã tổ chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của ấn độ ở tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hôi, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo

READ:  Hãy trình bày khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh và lấy ví dụ

Văn hóa ấn đọ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương quốc chăm pa và một nền văn hóa chăm pa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc. Người chămpa đã tiếp nhận mô hình văn hóa ấn độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việc tạo dựng và phát triển cácv thành tố văn hóa họ đã rất linh hoạt trong tiếp biến văn hóa ấn độ để tạo dụng nên nền văn hóa chăm pa với những sắc thái văn hóa đan xen giữa ấn độ đông nam á và văn hóa bản địa chăm pa đặc sắc.

Điều này thể hiện trên các lĩnh vực của các thành tố văn hóa, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật..

Giao lưu và tiếp biến với văn hóa ấn độ của người việt ở vùng châu thổ bắc bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa ấn độ, văn hóa của người việt đã định hình và phát triển. Dưới thời bắc thuộc , người việt tiệp nhận văn hóa ấn độ vừa trực tiếp qua các thương gia, các nhà sư từ ấn độ sang và vừa gián tiếp qua trung hoa. Những thế kỷ đầu công nguyên người việt tiếp nhận văn hóa ấn độ trong hòa cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa hán. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa ấn độ không chỉ diển ra trong tầng lớp dân chúng mà còn có sức phát triển lớn. Vùng châu thổ bắc bộ trở thành địa bàn trung chuyển văn hóa ấn độ, đặc biệt là ở tôn giáo. Giao châu trở thành trung tâm phật giáo lớn ở đông nam á. Người việt tiếp nhận phật giáo một cách dung dị bởi đạo phật ở một số nội dung giáo lý phù hợp với tính ngưỡng bản địa việt nam..

READ:  So sánh cách ứng xử với tự nhiên của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó

Nghiên cứu giao luw tiếp biến giữa văn hóa việt nam và văn hóa ấn độ cần chú ý các đặc điểm sau: .

Người việt đã tiếp nhận văn hóa ấn độ và đặc biệt là đạo phật trên tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo khi vào việt nam, phật giáo đã tiếp xúc ngay với tính người bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng.

Từ tính ngưỡng thờ các hiện tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp tính ngưỡng phồn thực của văn hóa bản địa người việt đã thâu phán những yếu tố của đạo phật và tạo nên một dòng phật giáo dân gian thời tứ pháp hết sức đặc sắc….

Phật giáo ấn độ đến giao châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo phật một tổng thể văn hóa ấn độ đã ảnh hưởng đến việt nam ngay từ đầu công nguyên: ngon ngư, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật…. Cũng đã hình thành ở việt nam những công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị: hệ thống chùa, thap

Tiếp nhận văn hóa ấn độ ở thời kỳ bắc thuộc có thể xem là một đối trọng với ảnh hưởng của văn hóa hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hóa của người việt..