Đề nghị hướng dẫn thêm cách xác định kết quả khiếu nại, tố cáo kéo dài?

Khi tiến hành rà soát, đánh giá, chấm điểm nội dung “Về khiếu nại, tố cáo kéo dài” của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1, kết quả tổng hợp năm 2017 của xã X cho thấy đã giảm được 02 vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài so với năm 2016. Nhưng hiện nay các văn bản mới quy định 03 mức điểm tương ứng với các mức độ về thực trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài mà chưa hướng dẫn phương pháp thực hiện như thể nào? Đề nghị hướng dẫn thêm cách xác định kết quả khiếu nại, tố cáo kéo dài?

Trả lời:

“Về khiếu nại, tố cáo kéo dài” là một nội dung quan trọng nhằm đánh giá thực trạng về kết quả, tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo kéo dài nói riêng trên địa bàn cấp xã. Nội dung này thuộc Chỉ tiêu 3 của Tiêu chí 1 với điểm số tối đa là 01 điểm.

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Luật Khiếu nại năm 2011).

READ:  Đề nghị cho biết kết quả chấm điểm số của các xã đã phù hợp hay chưa?

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Luật Tố cáo năm 2011).

Các Luật nêu trên không quy định thế nào là khiếu nại kéo dài, tố cáo kéo dài. Nhưng qua khái niệm về khiếu nại, tố cáo có thể hiểu khiếu nại, tố cáo kéo dài là các khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết theo thủ tục do Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo quy định nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo hoặc các khiếu nại, tố cáo đã được tiếp nhận nhưng không giải quyết theo đúng thời hạn do luật quy định mà để chậm, kéo dài thời hạn.

Theo đó, khi đánh giá, chấm điểm nội dung nêu trên cần lưu ý một số điểm như sau:

– Việc đánh giá, chấm điểm phải dựa vào số lượng khiếu nại, tố cáo kéo dài thực tế trong năm đánh giá (các khiếu nại, tố cáo này phải thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền cấp xã)

READ:  Đề nghị cho biết những trường hợp nào thì nhiệm vụ “tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức cấp trên” được tính điểm tối đa theo quy định?

– Trên cơ sở số lượng khiếu nại, tố cáo kéo dài trong năm đánh giá và số lượng khiếu nại, tố cáo kéo dài của năm trước liền kề năm đánh giá, cần so sánh, đánh giá và đưa ra nhận định về kết quả khiếu nại, tố cáo kéo dài trong năm đánh giá là “tăng” hay “giảm”. Từ đó xác định mức điểm cụ thể của nội dung “ khiếu nại, tố cáo kéo dài”. Trường hợp số lượng năm đánh giá bằng năm trước liền kề thì xác định là “không giảm” và tương ứng với mức 0 điểm.