Câu thành ngữ Đông tay hơn hay làm đây nói gì về bản sắc văn hóa Việt Nam?

ở Việt Nam, người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Họ sống cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc bởi lũy tre làng bảo vệ. Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc nhiều vào hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa…

Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hòa thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân dễ trở nên rụt rè, thụ động. Người Việt đã tích lũy được kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ quan, cảm tính.

Kết quả hình ảnh cho Đông tay hơn hay làm

Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng xóm đều theo nguyên tắc trọng tình (duy tình). Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau là một môi trường thuận lợi để người nông dân tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình, tính đoàn kết, tính cộng đồng được thể hiện rõ qua cách sống trọng tình, trọng nghĩa đã dẫn đến cách ứng xử hết sức linh hoạt và thích ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, đấu tranh với thiên nhiên “một cây làm chẳng nên non, ba cây chịm lại nên hòn núi cao”. Với nhu cầu sống hòa thuận trên cơ sở cái gốc là tình cảm giữa con người với nhau trong làng xóm càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét và chính là cơ sở tâm lý hiếu hào trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự tôn trọng và cư xử bình đẳng với nhau. Do vậy, người nông dân hết sức coi trọng tập thể, cộng đồng, làm việc gì cũng tính đến tập thể.

READ:  Chỉ ra cơ sở hình thành biểu hiện của tính tự trị và tác động hai mặt của nó đến cách tư duy ứng xử của người Việt

Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy, người nông dân phải dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên tai. Hơn nữa, nền nông nghiệp lúa nước lại mang tính thời vụ rất cao, điều đó có nghĩa là mọi người phải liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ “đông tay hơn hay làm”. Do đó, tính cộng đồng là một đặc điềm tâm lý đặc trưng của bản sắc Việt Nam. ở Việt Nam, làng xã và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Bởi vậy, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó và có vai trò quan trọng đối với người Việt. Sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ nhau về vật chất, tinh thần và dìu dắt, làm chỗ dựa cho nhau.

READ:  Khi nào thì nên thực hiện sơ tuyển nhà thầu? Phân biệt hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu và hồ sơ mời thầu

Qua câu thành ngữ trên ta thấy bản sắc văn hóa có tính cộng đồng rất cao, dù sao nhiều bàn tay, nhiều cái đầu, nhiều khối óc hợp lại sẽ hơn một người dù có siêng làm cách mấy cũng không sánh bằng.