Xin hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động?

Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật lao động năm 2012 thì quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động cụ thể như sau:

– Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.

– Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.

– Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.

– Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.

– Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

READ:  Năm 2008, doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đã được cấp đất xây dựng, tuy nhiên do phải chuyển địa điểm đến 1 nơi khác, đến năm 2009 mới thực hiện và hoàn thành đưa vào sản xuất. Như vậy, DN có được hưởng ưu đãi thuế TNDN với phần thu nhập từ dự án đầu tư mở rộng theo TT 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

– Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.