Kể tên một vài tín ngưỡng của người Việt cổ?

Tín ngưỡng phồn thực:

+ Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ còn được gọi là thờ sinh thực khí (sinh= đẻ, thực= nảy nở, khí= công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp.

+ Bên cạnh thờ sinh thực khí (= yếu tố), cư dân trồng lúa nước còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên tính ngưỡng phồn thực độc đáo, phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.

+ Tín ngưỡng phồn thực có vai trò lớn trong sự hình thành đời sống tín ngưỡng thời cô của người Viêt, tiêu biều qua biểu tượng trống Đồng.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:

+ Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của người Việt cổ. Tín ngưỡng của người Việt là tín ngưởng đa thần. Hình tượng nữ thần là các bà, các mẹ là hình tượng tiêu biểu.

READ:  Quan niệm của người Việt cổ về con người tự nhiên như thế nào?

+ Tục thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước, những nữ thần cai quản hiện tượn tự nhiên, thiết thân nhất với cuộc sống của người trồng lúc nước

+ Trong mảng tính ngưỡng sùng bái tự nhiên còn có tục thờ Động Vật (chim, rắn, cá sấu) và Thực Vật (cây lúa, cây cau, cây đa, quả bầu).

Tín ngưỡng sùng bái con người:

+ Trong con người có cái vật chất và cái tinh thân, cái tình thần trừ tượng, khó nắm bắt nên được thần thánh hóa thành khái niệm linh hồn (hồn và vía).

+ Niềm tin về người chế đã hình thành tục thờ cúng tổ tiên.

+ Người Việt còn có tục thờ Thổ Công

+ Thờ thần hoàng làng, thờ quốc tổ và thờ thánh, thờ tứ bất tử vv…