10 đề thi tự luận Cơ sở văn hóa Việt Nam các bạn có thể dùng để tham khảo ôn thi hết môn. Các đề từ 1 đến 9 có thời gian làm bài 60 phút, tuy đề dài nhưng các bạn lại được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Với đề thi 10 có luôn cả đáp án để bạn tham khảo. Ngoài ra các câu hỏi trong đề thi được định sẵn điểm số để các bạn ước lược mức độ hoàn thành của bài thi và tính ra số điểm mình đạt được.
Đề 1
Câu 1: Nêu những đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam (6 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và phân tích chỗ giống nhau giữa hai hiện tượng: sân khấu cải lương và tà áo dài phụ nữ tân thời Việt Nam. (4 điểm)
Đề 2
Câu 1: Hãy giới thiệu những biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã. (5 điểm)
Câu 2: Hãy nêu những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với văn hóa Việt Nam trên các phương diện (5 điểm)
Đề 3
Câu 1: Nêu những biểu hiện của tính linh hoạt trong nghệ thuật thanh sắc Việt Nam truyền thống. (5 điểm)
Câu 2: Hãy nêu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa đối với ý thức pháp luật của người Việt Nam.(5 điểm)
Đề 4
Câu 1: Hãy trình bày cơ ấu bữa ăn truyền thống và các đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của người Việt Nam (6 điểm)
Câu 2: Nêu chỗ giống nhau trong cách ứng xử của người Việt Nam qua giao tiếp bằng ngôn từ, giao tiếp khi ăn uống và trong cách ăn mặc truyền thống của phụ nữ? (4 điểm)
Đề 5
Câu 1: Trình bày các đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam (6 điểm)
Câu 2: Hãy nêu những biểu hiện của khuynh hướng trọng tình cảm, thiên về âm tính trong các lĩnh vực văn hóa Việt Nam. (4 điểm)
Đề 6
Câu 1: Hãy trình bày những ưu và nhược điểm trong tính cách Việt Nam bắt nguồn từ tínhcộng đồng và tính tự trị. (6 điểm)
Câu 2: Hãy chỉ ra mối quan hệ, chỗ giống và khác nhau giữa triết lý âm dương và tín ngưỡng phồn thực. (4 điểm)
Đề 7
Câu 1: Trình bày các đặc điểm của văn hóa giao tiếp Việt Nam (6 điểm)
Câu 2: Phân tích tính cách văn hóa nông nghiệp của con rồng Việt Nam (4 điểm)
Đề 8
Câu 1: Nêu những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trong sự so sánh với loại hình văn hóa gốc du mục. (6 điểm)
Câu 2: Nêu những đặc trưng của văn hóa Việt Nam thể hiện qua đàn bầu (4 điểm).
Đề 9
Câu 1: Nêu những biểu hiện của tính biểu cảm và tính tổng hợp trong nghệ thuật thanh sắc và hình khối Việt Nam truyền thống. (6 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và phân tích chỗ giống nhau giữa hai hiện tượng: sân khấu cải lương và tà áo dài phụ nữ tân thời Việt Nam. (4 điểm)
Đề 10
Câu 1: (5 điểm) Trình bày những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?
Câu 2: (5 điểm)
“Đàn bầu ai gãy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn Bầu”
(Ca dao)
“Một giây nũng nịu đủ lời
Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh”
(Văn Tiến Lên)
Từ những trích dẫn trên, hãy chứng minh rằng nhạc cụ đàn Bầu một mình mang đủ cả ba đặc trưng của nghệ thuật thanh sắc: tổng hợp, biểu cảm, linh hoạt.
Đáp án đề 10
Câu 1: (5 điểm)
– Nêu sơ bộ xuất xứ của chiếc đàn Bầu.
– Cấu tạo của đàn Bầu: nhạc cụ đàn một dây, có hai loại: đàn thân tre và đàn thân gỗ. Đàn thân tre (đàn của những người hát xẩm) dài 120 cm, đường kính 12 cm. Đàn hộp gỗ (đàn dùng cho nghệ sĩ chuyên nghiệp) dài 115 cm, rộng 10 cm, cao 9 cm.
– Các đặc trưng: cây đàn bầu Việt Nam từ lâu đã là “ông hoàng” trong “bộ tộc” nhạc cụ cổ truyền của dân tộc.
– Tiếng đàn bầu Việt Nam từ xa xưa – bây giờ – mai sau vẫn có sức lay động sâu xa, quyến rũ lòng người.
– Nhạc cụ đàn Bầu hội tụ 3 đặc trưng: tổng hợp, linh hoạt, biểu cảm:
+ Tổng hợp, bởi vì chỉ có 1 dây mà cho ra đủ mọi âm thanh, cung bậc.
+ Linh hoạt, bởi chơi đàn Bầu phải phối hợp 2 tay (tay phải gảy dây, tay trái rung, ghìm cây đàn); tay giương, tay tạo âm nên những âm thanh rung/phẳng, những cung bậc ngắn/dài hài hòa theo ý muốn.
+ Biểu cảm, bởi vì đàn Bầu rất thích hợp để thể hiện những cảm xúc âm tính, phù hợp với tâm hồn Việt Nam.
Câu 2: (5 điểm)
– Cách ứng xử với môi trường tự nhiên: nước ta ở góc tận cùng của phía đông nam nên khí hậu nóng bức, mưa nhiều, độ ẩm cao – thích hợp với trồng trọt – buộc người dân phải sống định cư – luôn có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Cho nên, về mặt nhận thức thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ), chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm.
– Về mặt tổ chức cộng đồng:
+ Nguyên tắc: trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
+ Cách thức: linh hoạt, dân chủ và trọng tập thể.
– Ứng xử với môi trường xã hội:
+ Dung nạp trong tiếp nhận.
+ Mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó.