Câu hỏi trọng tâm ôn tập Dân số và phát triển

Dân số và phát triển là môn học bắt buộc đối với chuyên ngành Kinh tế phát triển. Học xong môn này các bạn cần nắm vững các kiến thức trọng tâm sau:

  • Những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế.
  • Các kiến thức về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số.
  • Biến động tự nhiên dân số (mức sinh, mức sống, biến động tự nhiên dân số và lý thuyết quá độ dân số), các kiến thức về di dân và đô thị hóa.
  • Kiến thức về dân số và các vấn đề kinh tế (nguồn lao động, việc làm, tăng trưởng kinh tế, thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm).
  • Nhận thức được tầm quan trọng của dự báo dân số và chính sách dân số và biết vận dụng các phương pháp dự báo trong quá trình quản lý, hoạch định các chính sách dân số.
  • Hiểu và vận dụng được những kiến thức về dân số vào các vấn đề xã hội (giáo dục, y tế, bình đẳng giới) và các vấn đề về tài nguyên, môi trường.
READ:  Tổng hợp đề thi Dân số phát triển

Các câu hỏi tự luận trọng tâm ôn tập Dân số và phát triển

  1. Dân số là gì? Thế nào là sự gia tăng dân số tự nhiên, sự gia tăng dân số cơ giới; sự gia tăng dân số thực tế?
  2. Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào?
  3. Tháp tuổi có những đặc điểm gì?
  4. Tháp tuổi của nước có dân số trẻ, dân số già khác nhau như thế nào?
  5. Như thế nào gọi là dân số hoạt động?
  6. Tại sao tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng?
  7. Tại sao dân cư nước ta tập trung nhiều ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi?
  8. Đô thị hóa là gì? Thế nào gọi là thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và sự diễn biến của môi trường?
  9. Chính sách dân số là gì? Những nội dung cơ bản của chính sách dân số của Đàng và Nhà nước ta?
  10. Hiểu như thế nào cho chính xác thuật ngữ kế hoạch hóa gia đình?
  11. Thế nào là nền kinh tế đang ở bước đi ban đầu của quá trình công nghiệp hóa?
  12. Nền kinh tế có cơ cấu đa dạng khác với đơn điệu như thế nào? Vì sao phải xây dựng nền kinh tế có cơ cấu đa dạng?
  13. Khối lượng sản phẩm là gì? Có thể căn cứ khối lượng sản phẩm để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một nước không?
  14. Vì sao phải coi trọng xuất khẩu, khả năng xuất khẩu của nước ta như thế nào?
  15. Trong nông nghiệp hiện nay thường nói đến khoán sản phẩm đến tận người lao động. Vậy xuất xứ của khoán sản phẩm là như thế nào?